Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Triệu chứng để nhận biết trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Vậy làm thế nào để biết được đâu là triệu chứng để nhận biết trĩ hỗn hợp? Mọi người có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp

Đại tiện ra máu: Là một trong những dấu hiệu thường thấy ở người bị bệnh trĩ. Khi đại tiện người bệnh sẽ thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, máu dính trên giấy lau, lẫn trong phân hay đơn thuần là ra máu.



Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn: Người bị bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt ở vùng hậu môn do dịch nhày thường xuyên tiết ra.


Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài: Là triệu chứng chủ yếu của trĩ hỗn hợp ở giai đoạn giữa và cuối, nguyên nhân do khối trĩ nội ngày càng to ra, làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách. Khi đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn và lòi ra ngoài.

Đau nhức hậu môn: Do phải chịu các kích thích như: đau mạnh, đau nhiều, đau rát phát sinh trước và sau khi đi đại tiện…. khiến hậu môn bị đau nhức.

Sa búi trĩ: Là dấu hiệu thường gặp ở trĩ ngoại, trĩ nội, thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử. Các búi trĩ sa xuống sẽ gây đau đớn vô cùng.

Nguyên nhân nào gây ra trĩ hỗn hợp?


Táo bón kinh niên: Với những người bị táo bón kinh niên, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn do phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài, gây nhiều áp lực lên ống hậu môn. Táo bón kéo dài cũng dễ hình thành các búi trĩ, sau một thời gian các búi trĩ sẽ phát triển, khi quá to sẽ bị sa ra ngoài.

Hội chứng lỵ: Khi bị lỵ người bệnh sẽ phải đi đại tiện nhiều lần, mỗi lần đi ngoài đều khiến bụng đau quặn và người bệnh phải rặn. Việc này, đã làm tăng áp lực lên vùng bụng gây ra trĩ.



Tăng áp lực ổ bụng: Những công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, lao động nặng nhọc, phụ nữ trong quá trình mang thai,… thường làm tăng các áp lực ở ổ bụng, máu ở tĩnh mạch và hậu môn cũng bị cản trở nghiêm trọng.

Ngoài ra, thường xuyên ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ như thế nào?


Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, tuy nhiên công tác khắc phục bệnh trĩ cần dựa trên mức độ bệnh tình thế nào mới có thể lựa chọn phương pháp thích hợp.

Phương pháp nội khoa:

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu người bệnh có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp ở mức độ nhẹ khi búi trĩ chưa bị lòi ra ngoài.

Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp thắt dây chun, chích xơ, quang đông bằng nhiệt

Đối với bệnh độ 1, 2 có thể áp dụng thủ thuật chích xơ hoặc phương pháp thắt dây chun.. Đây là phương pháp đơn giản, đảm bảo an toàn nhưng phải được thực hiện bởi bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Đối với trĩ độ 3 thì có thể sử dụng phương pháp quang đông bằng nhiệt nhằm tạo sợi xơ, giúp giảm lượng máu đến búi trĩ.



Phương pháp xâm lấn tối thiểu – PPH

Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tiên tiến và hiệu quả, với nhiều ưu điểm vượt trội: ít đau, ít chảy máu, ít xâm lấn, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa khả năng tái phát.

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm cho người bệnh và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác. Vì thế khi phát hiện bản thân mắc phải bệnh, người bệnh nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn để có thể khám chữa bệnh một cách tốt nhất và an toàn. Ngừa việc bệnh trở nặng, khiến việc điều trị bệnh trở nên phức tạp và tốn nhiều chi phí chữa bệnh hơn.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét