Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Phương pháp chữa trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn khiến cho hậu môn của người bệnh đau rát, khó khăn khi đi đại tiện. Khi đó, chữa trị nứt kẽ hậu môn là phương  pháp giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng do bệnh gây ra. Sau đây là những phương pháp chữa trị nứt kẽ hậu môn mà người bệnh cần biết.



Căn nguyên gây nứt kẽ hậu môn


Nứt kẽ hậu môn dễ mắc phải do một số căn nguyên sau:

- Hậu môn bị nhiễm khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách làm cho vùng da hậu môn bị viêm nhiễm, khiến khối apxe dưới da hậu môn bị vỡ ra tạo thành vết nứt ở kẽ hậu môn.



- Rất nhiều người bị táo bón thường bị nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón, việc đại tiện trở nên khó khăn và người bệnh phải rặn mạnh. Do đó làm nếp gấp hậu môn bị rách, hình thành vết nứt kẽ hậu môn.

- Cơ vòng hậu môn bị căng ra quá mức cũng làm cho kẽ hậu môn bị rách, tạo thành vết nứt. Cơ vòng bị co thắt căng ra có thể do hậu môn bị viêm nhiễm.

Các phương pháp chữa trị nứt kẽ hậu môn


- Điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà

Đối với những người bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để nhuận tràng, chống bệnh táo bón, giảm áp lực lên thành hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Uống nhiều nước cũng là giải pháp làm giảm táo bón, hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.

Ăn các loại rau củ nhiều chất xơ như khoai lang, sắn dây để nhuận tràng, không bị đau rát khi đi đại tiện.




Để giảm các triệu chứng đau nhức, rát do nứt kẽ hậu môn gây ra, người bệnh có thể ngâm hậu môn hằng ngày với nước ấm pha với muối để sát trùng và giảm sưng đau.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không cọ xát vào vết thương và khiến chúng trở nên trầm trọng hơn.

- Sử dụng thuốc để chữa trị nứt kẽ hậu môn

Kem bôi botox: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng co thắt, giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ bệnh nứt kẽ hậu môn diễn biến nặng hơn.

Kem bôi Nytrogylcerin: Có tác dụng làm giãn mạch và gia tăng lượng máu đến các vết nứt kẽ hậu môn. Từ đó làm cho các vết nứt mau lành, giảm đau và giảm co thắt.

Thuốc hạ áp Diltiazem: Có tác dụng tương tự như Nifedipine và được sử dụng tương đối phổ biến với người bị nứt kẽ hậu môn.

Thuốc hạ áp Nifedipine: Giúp làm giảm hiện tượng co thắt tại mạch máu và các tác dụng đáng kể trong việc giảm đau đớn cho người bị nứt kẽ hậu môn.

Viên đặt hậu môn: Thuốc Diclophenac, Ketoprofene,… giúp giảm các triệu chứng đau rát khi đại tiện.

Thuốc chống táo bón: Các loại thuốc nhuận tràng như Bisacodyl giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn, hạn chế không để bệnh nặng hơn.

Thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể uống thêm các thuốc mà thành phần có chứa Paracetamol để giảm đau nhói ở hậu môn.

Thuốc Đông Y: Người bệnh có thể dùng một số bài thuốc Đông Y để xông, uống và rửa hậu môn để chống viêm nhiễm, nhuận tràng, làm lành các tổn thương tại hậu môn.




- Chữa trị nứt kẽ hậu môn bằng thủ thuật

Nứt kẽ hậu môn có thể chữa trị bằng cách tiêm một lượng nhỏ Botox vào hậu môn để làm giãn co thắt cơ, giúp các vết nứt nhanh lành trở lại. Thủ thuật này phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao vì nếu không sẽ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

- Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng tiểu phẫu

Đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính, dễ tái phát, tình trạng nặng. Khi đó, phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là phương pháp hiệu quả. Đây là dạng tiểu phẫu đơn giản và an toàn nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét