Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Cách phát hiện và phòng ngừa bệnh trĩ

Trĩ là một trong những căn bệnh hậu môn - trực tràng phổ biến và dễ mắc phải hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người không biết mình bị căn bệnh này hoặc không biết phải làm thế nào khi phát hiện bệnh. Do đó bài viết sau đây sẽ nói về cách phát hiện và phòng ngừa bệnh trĩ.



Làm sao để phát hiện bệnh trĩ?


Để có thể phát hiện bệnh trĩ, thường có thể nhận biết thông qua triệu chứng của bệnh.

  1. Cảm thấy ẩm ướt quanh vùng hậu môn

    Đây là triệu chứng đầu tiên khi mắc phải bệnh và kéo dài về sau này. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy quanh lỗ hậu môn. Căn nguyên là do một lượng dịch nhỏ tiết ra từ hậu môn.
  2. Đau rát hậu môn

    Diễn ra thường xuyên khi đi đại tiện. Hiện tượng đau rát là do sự căng phồng của các tĩnh mạch, bị lực tác động hoặc cọ xát nhiều khiến hậu môn bị tổn thương.
  3. Đi cầu ra máu

    Đi cầu ra máu là do sự tổn thương của các mạch máu ở búi trĩ. Tuy nhiên, mức độ có thể tăng lên theo cấp độ bệnh. Nếu bệnh nhẹ, chỉ có một lượng máu nhỏ dính lên giấy vệ sinh, còn nếu bệnh nặng hơn, máu có thể chảy thành từng giọt hoặc bắn thành tia.

  4. Sưng đỏ quanh lỗ hậu môn

    Những người bị trĩ ngoại thường mắc phải tình trạng này nhất. Vùng niêm mạc xung quanh hậu môn bị sưng phồng lên, đôi lúc bị viêm nhiễm. Khi ở giai đoạn nghiêm trọng, các biểu hiện sẽ ngày càng rõ ràng, vùng da bị ảnh hưởng do trĩ sẽ lan rộng hơn.

  5. Sa búi trĩ

    Người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu khi bị sa búi trĩ. Ban đầu búi trĩ có thể tự động hay dùng tay để đẩy vào. Nhưng khi bệnh nặng hơn, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong được nữa.




Cách phòng chống bệnh trĩ

Thay đổi tư thế

  • Không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu ở vùng hậu môn-trực tràng.
  • Nên đi lại từ 5 - 10 phút sau khi ngồi từ 1 - 2 giờ nhằm giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng, tăng cường lưu thông máu.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, đặc biệt là các loại thực phẩm có tính mát, nhuận tràng, chống táo bón như rau diếp cá, khoai lang, rau mồng tơi…
  • Hạn chế thực phẩm cay, nóng hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Ngoài ra cần uống nhiều nước vì nước giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, ngừa táo bón, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.

Thay đổi thói quen đi đại tiện

  • Tập thói quen đi đại tiện vào thời gian cố định, tuyệt đối không được rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Không nên đi đại tiện quá lâu.
  • Nên sử dụng các loại giấy mềm, không mùi, tránh các loại khăn ướt có mùi thơm vì dễ gây kích ứng hậu môn, rửa hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh vì nếu không sẽ dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.




Trên đây là thông tin về cách phát hiện và phòng ngừa bệnh trĩ để mọi người có thể biết được những căn nguyên gây bệnh, nhận biết những dấu hiệu, thay đổi một số thói quen sinh hoạt, đời sống để có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của bệnh, cần đi khám ngay để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhằm chữa dứt điểm bệnh, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Nguồn: cachgiamcondaubenhtri.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét